Trong kinh doanh thì chắc chắn bạn phải nắm được khái niệm B2B là gì, bởi vì đây là chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả vô cùng cao. Nếu bạn cũng đang kinh doanh thì hãy cùng xem qua để biết cách áp dụng hiệu quả và mang lại doanh thu cao hơn.
Bài viết sau đây của Austriagid sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ chi tiết về thuật ngữ kinh doanh B2B nhé.
Khái niệm chung về B2B là gì?
B2B được hiểu đơn giản là doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây được xem là hình thức giao dịch giữa những các doanh nghiệp với nhau. Điển hình như các giao dịch giữa nhà sản xuất và các nhà bán buôn, hay nhà bán buôn với các cửa hàng bán lẻ.
Business to Business thường đề cập đến các hoạt động kinh doanh giữa các công ty, không phải nói đến giữa công ty và người tiêu dùng cuối cùng. Bên trong B2B sẽ có những khác biệt lớn so với B2C quen thuộc.
Đặc điểm thị trường Business to Business
Một trong các đặc điểm của thị trường kinh doanh B2B chính là giao dịch với số lượng người mua ít hơn nhưng khối lượng đơn lại lớn hơn nhiều so với chiến lược kinh doanh B2C . Tuy nhiên, số lượng họ mua vô cùng lớn, hỗ trợ tăng doanh thu cho doanh nghiệp hiệu quả.
Xét về khía cạnh khác thì đặc điểm thị trường B2B là nhu cầu kinh doanh đến từ nhu cầu hàng hóa tiêu dùng trên thị trường.
Chẳng hạn như nhu cầu của người tiêu dùng đối với máy tính bị giảm đi, thì nhu cầu đối về bộ vi xử lý ở giai đoạn đầu chuỗi cung ứng cũng tăng theo.
Đặc điểm của thị trường B2B chứa đựng bao gồm cả nhu cầu không bị ảnh hưởng nhiều sự thay đổi giá trong thời gian ngắn. Ngoài ra, thị trường Business to Business còn có liên quan về quyết định mua hàng mang tính đẳng cấp hơn.
Trong nhiều trường hợp thì việc mua bán của công ty được thực hiện bởi nhiều đại lý mua hàng đã qua đào tạo bài bản. Họ chuyên tìm hiểu về những cách mua hàng tốt hơn. Ngược lại, trong các thị trường B2B thường có hình thức mua hàng đơn giản hơn nhiều.
Ngày nay, mô hình B2B thường xuất hiện ở thương mại điện tử. Nó giúp mở ra tiềm năng mới trong kinh doanh và phù hợp với thị trường tương lai.
Lợi ích khi áp dụng B2B
Tính thuận tiện
Trong khi những công ty thường bán hàng qua mặt tiền cửa hàng và các doanh nghiệp thương mại điện tử của B2B thường diễn ra trực tuyến. Điều này đã tạo điều kiện để quảng cáo các sản phẩm của họ tốt hơn, giúp các công ty khác cân nhắc và đặt hàng số lượng lớn dễ dàng.
Lợi nhuận cao
Các công ty B2B thường bán những mặt hàng của họ với số lượng sỉ để người mua có thể thỏa thuận được tốt hơn. Số lượng đơn đặt hàng lớn hơn sẽ giúp cho doanh số bán hàng cao hơn.
Đồng thời, việc quảng cáo đến các doanh nghiệp khác thông qua các website có thể giúp cắt giảm chi phí tiếp thị cho đơn vị và tăng thêm tỷ lệ chuyển đổi.
Tính bảo mật cao
Hợp đồng là một phần phổ biến của chiến lược kinh doanh B2B, do đó tính bảo mật được an toàn cao hơn cho người mua và người bán.
Từ phần mềm kinh doanh, hỗ trợ tư vấn, cung cấp số lượng hàng lớn hay máy móc chuyên dụng, các công ty của B2B có thể mở rộng thị trường bới các công ty trong các ngành.
Đồng thời, họ còn có khả năng linh hoạt về chuyên về một lĩnh vực như công nghệ để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Thử thách và rủi ro của thị trường B2B
Quy trình phức tạp
Với tư cách là doanh nghiệp Business to Business, bạn cần phải thực hiện nhiều cách để tìm ra hướng thu hút những khách hàng khó tính và thực hiện các đơn đặt hàng số lượng lớn.
Điều này đòi hỏi bạn nghiên cứu kỹ lưỡng để quảng cáo đến các doanh nghiệp tiềm năng. Từ đó, bạn thiết lập hệ thống đặt hàng tùy chỉnh và phù hợp khi doanh số bán hàng đang ở mức thấp.
Giới hạn mặt hàng
Mặc dù các doanh nghiệp B2B có thể bán được nhiều hàng hóa, nhưng họ lại bỏ lỡ doanh số bán hàng tiềm năng cho những khách hàng cá nhân.
Nhóm người mua là doanh nghiệp nhỏ hơn, thì nhu cầu thương lượng hợp đồng có thể đặt ra một số giới hạn lợi nhuận nhất định. Đặc biệt là khi công ty đó đã làm mất những người mua quan trọng vào tay các đối thủ mạnh khác.
Cần người kinh doanh giỏi
Đồng thời, thị trường B2B sở hữu nhiều công ty cạnh tranh và bán các sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau. Khi đó, người bán thường giảm giá và tìm những cách đặc biệt nhằm thu hút được sự chú ý của những công ty khác để thành công trên thị trường.
Kinh nghiệm đặt hàng
Những công ty B2B bán hàng online phải nỗ lực nhiều hơn vào thiết kế website và hệ thống đặt hàng có tính thực tế cao. Điều này có nghĩa là bạn phải trình bày các thông tin sản phẩm và dịch vụ một cách rõ ràng, nhằm cung cấp các bản dùng thủ hoặc tư vấn trực tuyến.
Giống như các loại hình kinh doanh khác, B2B cũng thường được phân thành một số loại khác nhau. Các công ty được hỗ trợ bởi những nhà cung cấp B2B hoặc các nhà cung cấp và phía đối tác.
Các mô hình Business to Business phổ biến nhất
Mô hình chọn khách hàng làm trung tâm
Đây là mô hình thường đề cập đến một loại số hình kinh doanh cụ thể trong đó các khách hàng có giá trị cao nhất ngay cả khi việc bán hàng đã diễn ra. Cách tiếp cận này được dùng để giữ khách hàng hiện tại và làm họ quay trở lại trong tương lai.
Tại đây, khách hàng là đối tượng ưu tiên và họ có sức ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh và những thương hiệu gắn bó với họ.
Mô hình thương mại B2B trung gian
Đây là mô hình phổ biến hiện nay và cung cấp nền tảng chung cho cả người mua và người bán tương tác cũng như thực hiện giao dịch. Nền tảng chung này thường được thực hiện bởi các bên trung gian. Đổi lại, thị trường B2B trung gian nhận được khá nhiều hoa hồng từ các bên liên quan.
Chọn nhà giao dịch môi giới
Mô hình B2B lại có xu hướng thiên về bên mua. Mô hình này thường hoạt động bằng cách lấy đơn vị kinh doanh là trung tâm rồi nhập nhiều nguồn hàng và sản phẩm của bên thứ ba.
Các doanh nghiệp khác có website về mua bán và doanh nghiệp bán khác thì thường cập nhập tình trạng phân phối sỉ lẻ sản phẩm và báo giá.
Chiến lược tiếp thị của B2B
Sau khi bạn đã hiểu về định nghĩa, lợi ích và thách thức của mô hình kinh doanh B2B. Thì bạn cần những chiến lược Marketing B2B được áp dụng nhiều nhất giúp các doanh nghiệp luôn thành công:
- Tiếp thị bằng email marketing: Bạn sẽ viết những tiêu đề hấp dẫn nhằm thu hút nhiều người đọc. Bạn đừng quên thực hiện lời kêu gọi hành động cho từng email nhé. Cuối cùng là bạn hãy thiết kế email đẹp mắt theo từng phân đoạn.
- Tiếp thị qua website: Bằng cách chạy bừng chiến dịch PPC, bạn sẽ tạo các trang web đẹp và có đầy đủ thông tin về sản phẩm của bạn.
- Tiếp thị nội dung chuẩn SEO: Ban cần dự đoán những gì mà khách hàng của sẽ tìm kiếm thông qua các công cụ Google Ads, Ahref,…. Sau đó, bạn đưa những từ khóa lên để tăng thêm thứ hạng tìm kiếm website trên Google. Và cuối cùng là bạn tạo ra chuyển đổi cho các hàng hóa.
Tóm lại, bài viết đã giúp bạn hiểu được phần nào về các thông tin liên quan đến hình thức kinh doanh B2B. Bạn nên tham khảo qua để có thể áp dụng hiệu quả nhé.