Quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam và những lưu ý

Hiện nay việc nhập khẩu hàng Trung Quốc rất được ưu chuộng với giới kinh doanh. Vì thị trường hàng hóa Trung Quốc rất nhộn nhịp. Đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng và giá thành rẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam. Vậy qua bài viết này chúng tôi sẽ cho bạn các nhìn rõ nét và tổng quan về quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam. Cùng với những lưu ý về nhập khẩu hàng Trung Quốc nhé.

Các hình thức nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam

Hiện tại có rất nhiều hình thức nhập khẩu hàng hóa. Nhưng phổ biến khi nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam là nhập khẩu tiểu ngạch và nhập khẩu chính ngạch.

nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu tiểu ngạch

Đây là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa giữa nhân dân hai nước có đường biên giới tiếp giáp nhau. Đa phần hình thức này diễn ra ở các tỉnh phía Bắc giáp Trung Quốc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh… Với hình thức nhập khẩu tiểu ngạch, hàng hóa thường được vận chuyển bằng những con đường khác không qua cửa khẩu. Nhưng đây vẫn là hình thức thương mại quốc tế hợp pháp không phải buôn lậu hay vận chuyển chui.

Nhập khẩu chính ngạch

Là hình thức nhập hàng hóa số lượng lớn thông qua các cửa khẩu biên giới. Nhập khẩu chính ngạch yêu cầu phải có hợp đồng mua bán đầy đủ theo quy định và thông lệ quốc tế. Hàng hóa phải hợp pháp và được kiểm duyệt kỹ lưỡng bởi các cơ quan chức năng. Hoàn thành mọi thủ tục pháp lý và đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan nhập hàng.

Nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam chính ngạch còn có hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp. Đơn giản trực tiếp là bạn quản lý và làm toàn bộ quy trình thủ tục nhập hàng. Còn giáp tiếp là bạn ủy quyền cho các công ty dịch vụ logistics, ủy thách nhập khẩu chính ngạch thực hiện nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu hàng tiểu ngạch

Các quy trình thủ tục cũng như giấy tờ của hình thức nhập khẩu này rất đơn giản và dễ dàng. Chi phí vận chuyển thấp. Tùy theo tổng giá trị hàng hóa mà có thể đóng thuế hoặc không.

Thủ tục khai hàng

Đến các cơ quan hải quan để khai hàng và nộp thuế. Gồm các loại giấy tờ :

  • Giấy chứng minh hộ khẩu cư dân biên giới.
  • Giấy phép kinh doanh nhập khẩu tiểu ngạch.
  • Các giấy tờ khai hàng.

Thủ tục kiểm tra hàng hóa

  1. Đưa hàng hóa đến kiểm tra tại cửa khẩu bởi lực lượng hải quan
  2. Hàng được kiểm hóa trước sự chứng kiến của chủ hàng.
  3. Đối chiếu các giấy tờ liên quan và ghi kết quả kiểm hóa.
  4. Căn cứ vào các giấy tờ và kết quả kiểm hóa mà hải quan sẽ quyết định việc nộp thuế và thông quan.
  5. Giấy tờ thủ tục sẽ được luân chuyển và lưu lại ở cở quan hải quan cửa khẩu.

Tổng quan quy trình nhập khẩu chính ngạch

Đây là hình thức nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa qua cửa khẩu. Nên quy trình thủ tục khắt khe và kỹ càng hơn rất nhiều.

quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam chính ngạch

Tham khảo giá cả và lựa chọn đơn vị uy tín để đặt hàng nhập khẩu

Tìm hiểu kỹ càng về thông tin sản phẩm hàng hóa và đơn vị xuất khẩu (The exporter/saler) là ưu tiên hàng đầu trước khi nhập khẩu. Hãy lựa chọn các doanh nghiệp lớn hay các đơn vị uy tín để có nguồn hàng chất lượng tốt, an toàn và tránh các rủi ro. Nên tham khảo giá cả và nhập sản phẩm mẫu trước để kiểm tra. Ổn rồi thì nhập đồng loạt.

Ký hợp đồng

Khi đã chọn được loại hàng hóa cần nhập và đơn vị uy tín. Bước tiếp theo ta sẽ gửi các đơn đặt hàng order sheet bằng nhiều cách khác nhau như email chẳng hạn. Đặc biệt trong đơn đặt hàng chú ý ghi rõ điều kiện thanh toán và chi tiết các thông tin sau :

  • Thông tin The Buyer : Là thông tin người mua cụ thể như tên, địa chỉ, tên công ty, số điện thoại…
  • Chi tiết thông tin người bán hay còn gọi là Seller cũng ghi cụ thể như thông tin người mua.
  • Thông tin chi tiết hàng hóa như tên sản phẩm, số lượng, điều kiện giao, ghi chú…
  • Điều kiện thanh toán ghi rõ tổng tiền và thông tin tài khoản ngân hàng người thụ hưởng.
  • Điều kiện giao hàng: Chuẩn theo điều kiện của Incoterms
  • Ghi rõ thời gian và số hợp đồng.
  • Đặc biệt yêu cầu người bán gửi hóa đơn chiếu lệ (Proma Invoice) khi mua hàng. Hóa đơn này có thể dùng để chuyển tiền ở ngân hàng tùy điều kiện thanh toán.

 Lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa

Hiện nay, phương thức vận chuyển rất đa dạng để bạn chọn. Mỗi phương thức đều có ưu nhược khác nhau. Chính vì vậy bạn nên xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng. Hiện có 3 phương thức vận chuyển nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam phổ biến là :

  • Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam bằng đường biển by Sea có chi phí thấp nhưng lâu và tốn thời gian.
  • Bằng đường bộ by Truck có chi phí vừa phải và ổn định.
  • Vận chuyển bằng đường hàng không by Air rất nhanh chóng nhưng chi phí rất cao.

Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ nhập khẩu chuẩn quốc tế

Đây là bước quan trọng bạn nên nghiên cứu và cung cấp đầy đủ giấy tờ, thông tin liên quan như :

  • Hợp đồng thương mại quốc tế (salecontract) chú ý các invoice, packing list, BL phải khớp với tên hàng, số lượng và tổng tiền. Có thông tin về nguồn gốc nếu thiếu hải quan sẽ làm khó hoặc không cho thông quan. Các điều khoản về thanh toán và thời gian giao hàng xuất hàng.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói (Packinglist).
  • Các chứng từ nhập khẩu hàng hóa liên quan

Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng Trung Quốc chính ngạch

thủ tục nhập khẩu

Tùy vào từng loại hàng hóa khác nhau mà sẽ có các yêu cầu về thủ tục và chứng từ khác nhau. Nhưng cơ bản vẫn là :

  • Ba loại giấy tờ hồ sơ nhập khẩu : Hợp đồng (Contract), Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Danh sách hàng hóa (Packing list).
  • Giấy công bố chất lượng.
  • Certificate of free sale.
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
  • Giấy CO hay chứng nhận nguồn gốc.
  • Kiểm dịch thực vật Phytosan.
  • Certificate of analysis.
  • Health certificate.

Thanh toán cho hàng hóa sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc

Sau khi đã hoàn tất các quy trình trên thì bạn thực hiện thanh toán theo hợp đồng. Thời gian thanh toàn tùy vào hai bên thỏa thuận trên hợp đồng. Chú ý các thông tin về tài khoản ngân hàng người thụ hưởng, địa chỉ, ngân hàng trùng khớp như trong hợp đồng và hóa đơn.

Lấy hàng hóa và đưa về kho

Đây là bước cuối cùng trong quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam chính ngạch. Sau khi các thủ tục hải quan đã xong. Tùy vào hình thức vận chuyển bạn lựa chọn thì bạn sẽ điều phối xe vận chuyển hàng về kho tại các điểm khác nhau như cửa khẩu hay cảng.

Thường thì bạn có thể thuê xe container hoặc xe tải nhỏ với những lô hàng lẻ. Chuyển cho bên xe tải lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp (hãng tàu hoặc công ty forwarding). Nhà xe sẽ vào cảng hoặc kho CFS làm các thủ tục hải quan còn lại tại kho bãi. Sau đó lấy hàng chở về địa điểm kho bãi đích mà bạn bố trí.

Chú ý thêm đối với một số mặt hàng cần phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đó mới có thể tự nhập. Trường hợp chưa có giấy phép và chưa có kinh nghiệm. Bạn nên chọn sử dụng dịch vụ nhập khẩu hàng Trung Quốc của các công ty logistics. Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Một số lưu ý khi nhập khẩu hàng Trung Quốc

lưu ý khi nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam

Sau đây là một số lưu ý và kinh nghiệm được Cẩm Thạch Company chia sẽ khi bạn nhập khẩu hàng Trung Quốc :

  • Để chọn được phương thức vận chuyển tối ưu nhất. Thì bạn dựa theo khối lượng đơn hàng. By Air cho những đơn dưới 50kg. Trên 50kg và dưới 2 tấn thì nên chọn đường bộ là phù hợp. Còn trên 2 tấn thì vận chuyển đường biển. Tuy nhiên tất cả vẫn phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như thời gian giao hàng của đơn vị xuất khẩu.
  • Kiểm tra đầy đủ thông tin hàng hóa trước và sau thông quan.
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ các giấy tờ liên quan khi làm thủ tục hải quan. Tránh thiếu sót hoặc không đầy đủ là mất thời gian.
  • Nghiên cứu kỹ về thuế vì mỗi lô hàng sẽ có mức thuế khác nhau cũng như ưu đãi hoặc miễn thuế.
  • Không nhập các mặt hàng cấm như các chất dễ gây cháy nổ, vũ khí,… các mặt hàng bị cấm theo quy định pháp luật.

Hy vọng với những thông tin về quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam mà bài viết đã cung cấp. Sẽ cho bạn các nhìn tổng quát và kinh nghiệm khi nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam.

Xem thêm: Các khu chợ đầu mối Quảng Châu dân buôn nên biết