Chấn thương sọ não thường xảy ra khi người bệnh gặp tai nạn hoặc bị va đập mạnh. Trong nhiều trường hợp, tình trạng bệnh có thể nhanh chóng chuyển sang nguy kịch nếu không biết cách xử lý đúng cách và kịp thời. Hãy tìm hiểu về bệnh chấn thương sọ não và các triệu chứng cũng như cách xử lý trong bài viết dưới đây của AUSTRIA GRID nhé.
Chấn thương sọ não và nguyên nhân gây chấn thương
Chấn thương sọ não là bệnh lý bao gồm những tổn thương, chấn thương liên quan đến xương sọ và não. Hiện tượng này xảy ra do các vật cứng va đập vào đầu một cách đột ngột.
Khi đầu bị đập mạnh đột ngột hoặc khi có vật gì đó đâm vào trong não sẽ gây ra chấn thương ở đầu. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương thường do tai nạn khiến nạn nhân va đập mạnh, tai nạn xe cộ, bất cẩn khi tập thể thao hoặc bị hành hung.
Các loại chấn thương sọ não
Có ba loại chấn thương thường gặp là máu tụ nội soi, đụng giập não và chấn động não. Các loại chấn thương sọ não này cũng có mức độ nặng nhẹ khác nhau và có một số điểm khác biệt.
Chấn động não
Khi não bị xê dịch hoặc bị rung lắc quá mạnh sẽ dẫn đến những vi tổn thương gây ra chấn động não. Chấn động não khiến các tế bào thần kinh bị ảnh hưởng đến tuần hoàn và dịch ngoại bào giữa các khoang tế bào.
Trong ba loại chấn thương sọ não thì đây là loại chấn thương nhẹ nhất, cần chăm sóc để có khả năng phục hồi.
Nếu sau khi bị chấn động não, bệnh nhân có biểu hiện tăng dần việc đau đầu, ý thức kém dần, tăng cường bị nôn ói thì có khả năng bệnh đã nặng thêm. Khi đó, cần nhanh chóng cho bệnh nhân đi bệnh viện để cấp cứu.
Đụng giập não
Tình trạng đụng giập não xảy ra khi bệnh nhân bị va đập mạnh vào não. Va đập khiến các tế bào não bị tổn thương, bị dập một phần. Điều này khiến các tế bào thần kinh rơi vào tình trạng “sống dở chết dở”, đồng thời khiến não bị đau và phù nề. Thể bệnh này nặng hơn so với các chấn động não thông thường.
Máu tụ nội soi
Loại chấn thương sọ não cuối cùng chính là máu tụ nội soi. Khi bị máu tụ nội soi, các bác sĩ thường chẩn đoán với những cụm từ như chảy máu dưới màng cứng, ngoài màng cứng, trong não thất, trong não …
Các cụm từ này sử dụng để ám chỉ tình trạng bệnh máu tụ nội soi. Khi bị máu tụ nội soi, người bệnh có thể bị tử vong ngay lập tức do ổ máu quá lớn và máu chảy nhiều.
Triệu chứng khi bị chấn thương sọ não
Các triệu chứng khi bị chấn thương sọ não thường sẽ biểu hiện ngay sau khi đầu bị va đập, chấn thương. Triệu chứng cũng có thể xảy ra vào những ngày sau hoặc một vài tuần sau va đập. Các triệu chứng thực tế thường gặp khi bị chấn thương dạng nhẹ có thể là:
- Người bệnh có thể bị mất ý thức trong vài phút
- Người bệnh bị chóng mặt, mất phương hướng và choáng váng
- Người bệnh bị đau đầu buồn nôn
- Người bệnh có dấu hiệu buồn ngủ, nhức đầu và ngủ nhiều hơn bình thường
- Cơ thể bệnh nhân mệt mỏi và thường co giật
- Rối loạn giấc ngủ và rối loạn trí nhớ, ảnh hưởng khả năng suy nghĩ và gây mất tập trung.
Khi có thêm những biểu hiện như đau đầu dữ dội, mất ý thức, buồn nôn, … nghĩa là bệnh đã chuyển nặng hơn. Các biểu hiện phối hợp có thể là triệu chứng bị tê liệu, bồn chồn, kích động.
Khi đó, tốt nhất hãy nhanh chóng gọi hoặc liên hệ đến các đơn vị cho thuê xe cấp cứu để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để thăm và khám chữa bệnh.
Cách xử lý khi phát hiện chấn thương sọ não
Trong trường hợp các tai nạn hoặc va đập xảy ra bất ngờ gây ra hiện tượng chấn thương sọ não, bạn nên tìm hiểu một số cách xử lý. Điều này có ý nghĩa quan trọng, thậm chí có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch và mang tính quyết định tới mạng sống của họ.
Trước hết, khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu bị chấn thương ở đầu thì bạn cần đưa họ ra khỏi nơi nguy hiểm thật nhanh chóng. Hãy chú ý giữ cho cột sống cổ và lưng nạn nhân không bị gập trong lúc đi lại.
Khi di chuyển nạn nhân nên cho họ nằm ngửa trên cán cứng, đầu đặt nghiêng sang một bên. Cần chú ý nếu bệnh nhân đang trong tình trạng suy thở, tụt huyết áp hay chảy máu thì không nên di chuyển nạn nhân mà ngay lập tức gọi cơ quan y tế đến.
Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng chuyển biến xấu, hãy liên hệ tới cơ quan y tế gần nhất để hỗ trợ cấp cứu và hồi sức. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh chi tiết và đưa ra phương pháp chữa trị.
Nếu đường thở của nạn nhân bị bít tắc do đờm dãi hoặc đất cát trong miệng thì phải làm sạch. Bạn có thể sử dụng kim băng hoặc kim chỉ để buộc đầu lưỡi nạn nhân, tránh để nạn nhân bị tụt lưỡi. Bạn cũng có thể mở khí quản bệnh nhân để cấp cứu nếu có chỉ định.
Các vết thương đang chảy máu thì cần băng bó kịp thời. Điều này giúp bệnh nhân tránh mất máu nhiều và duy trì hơi thở tốt hơn. Cần kiểm tra tình trạng thở của bệnh nhân, bệnh nhân có bị suy thở không.
Nếu nạn nhân bị khó thở, không thở được bạn cần các công cụ hỗ trợ như đặt ống nội khí quản, bóng bps mặt nạ hoặc qua nội khí quản. Ngoài ra cũng cần kiểm tra bệnh nhân có bị tụt huyết áp hay không để chăm sóc kịp thời.
Một số lưu ý khi chăm sóc người bị chấn thương sọ não
Khi người bị chấn thương sọ não nhẹ với những biểu hiện như bị suy nhược thần kinh, mệt mỏi và chóng mặt khi thời tiết thay đổi thì có thể chăm sóc và bồi bổ.
Bạn không nên cho bệnh nhân sử dụng các sản phẩm có cồn, sản phẩm có chất kích thích như thuốc lá, rượu bia. Bởi những chất kích thích sẽ tác động xấu đến não, làm ảnh hưởng quá trình phục hồi của người bệnh.
Với những tổn thương nghiêm trọng hơn mà chấn thương ở đầu có thể gây ra cần có cách chăm sóc cẩn thận tỉ mỉ hơn.
Một số biểu hiện như thiếu máu, áp lực sọ não hay bị thiếu máu,… sẽ dẫn đến những di chứng khó lường cho cơ thể người bệnh. Nạn nhân có thể bị rối loạn tâm thần, khó khăn khi di chuyển, bị mất trí nhớ hoặc nặng nhất là động kinh.
Khi chăm sóc bệnh nhân bị chấn thương sọ não, cần cho bệnh nhân chế độ nghỉ ngơi tối đa. Ngoài ra cũng cần cho bệnh nhân ăn uống thật đủ chất, tránh suy nghĩ miên man, buồn phiền chán nản. Điều này sẽ giúp cho người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Sau một thời gian chăm sóc và điều trị, nếu như bệnh nhân không có biểu hiện các vấn đề về sức khỏe cũng như tâm lý thì có thể trở về với nếp sinh hoạt thường ngày. Việc chăm sóc bệnh nhân bị chấn thương ở đầu cần tỉ mỉ và chu đáo, thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trên đây chúng tôi giới thiệu về các chấn thương sọ não cũng như nguyên nhân và triệu chứng của chứng bệnh này. Mong rằng sau các thông tin trên, bạn có thể xử lý kịp thời và đúng cách khi gặp các trường hợp bị chấn thương đầu.