Thiết bị máy trợ thở và máy thở trong y tế là chủ đề được nhiều người quan tâm. Hai thiết bị này đều có chức năng hỗ trợ tích cực cho hoạt động hô hấp khi hệ hô hấp của con người không hoạt động bình thường. Vậy máy thở là gì? Máy trợ thở là gì? Máy trợ thở và máy thở có những điểm gì khác nhau? Những câu hỏi trên đều được giải đáp qua bài viết dưới đây của AUSTRIAGID.
Máy trợ thở là gì?
Tổng quan
Một tên gọi khác của máy trợ thở là máy thở không xâm lấn. Máy trợ thở cung cấp oxy vào phổi thông qua áp suất dương mà không cần đặt nội khí quản. Khi sử dụng máy trợ thở, không khí được đưa qua một mặt nạ kín được đặt trên miệng, mũi hoặc toàn bộ khuôn mặt. Máy thực hiện nhiệm vụ bơm không khí hoặc oxy liên tục vào phổi và loại bỏ CO2 ra khỏi cơ thể.
Thiết bị máy trợ thở được sử dụng trong cả trường hợp người bệnh bị suy hô hấp cấp tính và mãn tính. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần theo dõi và chuẩn độ cần thận để đảm bảo thành công và tránh được các biến chứng.
Đối tượng sử dụng máy trợ thở
Máy phù hợp với đối tượng người mắc bệnh:
- Người có bệnh COPD – phổi tắc nghẽn mãn tính
- Đối tượng mắc bệnh ngưng thở khi ngủ hoặc khó thở.
- Người mắc hội chứng giảm thông khí
- Viêm phổi
- Bệnh hen suyễn bùng phát
- Khó thở, tắc nghẽn thở sau khi phẫu thuật
- Bệnh thần kinh gây rối loạn nhịp thở
- Người mắc bệnh Covid-19 nặng hoặc khó thở do hậu Covid-19
Máy thở là gì?
Tổng quan
Thiết bị này có tên gọi khác là máy thở xâm lấn. Máy thở cung cấp oxy cho cơ thể bằng cách đặt một ống vào đường thở của bệnh nhân hoặc được luồn qua một lỗ được tạo ra ở cổ. Những máy thở này đảm nhận hoàn toàn việc thở của bệnh nhân và dùng khi bệnh nhân không thể tự thở.
Máy thở xâm lấn được sử dụng như một giải pháp ngắn hạn để hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật, khi bệnh nhân bị bệnh về hô hấp nghiệm trong hoặc trong bất kỳ tình trạng nào khác cản trở việc thở bình thường.
Nguyên lý sử dụng máy thở
Khi sử dụng máy thở xâm lấn, bệnh nhân sẽ được thở máy với thể tích lưu thông khí được cài đặt trước, tần số thở theo tần số tự thở của người bệnh. Thiết bị có thể kiểm soát được thể tích lưu thông khí của bệnh nhân nhưng không thể kiểm soát được chặt chẽ thống khí phút. Áp lực đường thở trong trường hợp này có thể thay đổi tùy theo tình trạng cơ học của phổi. Khi sử dụng máy thở xâm lấn, bệnh không không cần ngừng thở hoàn toàn nên không cần dùng đến thuốc giãn cơ.
Máy thở và máy trợ thở đều thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân có vấn đề trong quá trình tự thở và giảm bớt căng thẳng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình lành bệnh. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy khác nhau với chức năng hỗ trợ đa dạng. Liên hệ ngay công ty kinh doanh y tế Cấp Cứu Vàng nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê máy thở, hỗ trợ cung cấp oxy tốt nhất cho bệnh nhân.
Không khí trong máy thở là loại khí đặc biệt để đảm bảo lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Thiết bị không chỉ thực hiện đẩy không khí vào phổi mà còn mô phỏng quá trình thở ra để đẩy CO2 ra khỏi phổi.
Máy trợ thở và máy thở khác nhau như thế nào?
Nguyên lý hoạt động
Máy trợ thở và máy thở đều cung cấp đến cơ thể lượng oxy phù hợp. Máy trợ thở là loại hỗ trợ thở không thay thế hoàn toàn cho hoạt động hô hấp của người bệnh. Khi sử dụng, một chiếc mặt nạ sẽ được đặt lên miệng, mũi hoặc toàn bộ mặt của bệnh nhân, sử dụng nguyên lý tạo áp suất cao để đẩy không khí vào đường thở thông qua mặt nạ trùm. Máy đẩy áp suất dương liên tục với độ lớn không đổi và được gọi là CPAP.
Máy thở hoạt động dựa trên nguyên tắc tự tạo ra luồng không khí để giữ đường hô hấp mở trong khi ngủ. Các dòng khí được ép qua ống thông đặt nội khí quản hoặc đường mở ở họng. Các thiết bị máy thở đều được thiết lập ở mức áp suất cố định phù hợp với người bệnh.
Số lượng người dùng
Cấu tạo và cách vận hành của máy trợ thở tương đối đơn giản. Người bệnh có thể tự sử dụng máy tại nhà mà không cần học, đào tạo hay cần những thiết bị chuyên dụng chuyên sâu.
Trong khi đó, máy thở xâm lấn hỗ trợ hô hấp được sử dụng chuyên dụng trong bệnh viện. Những chiếc máy thở này có cấu tạo phức tạp, các tính năng được tích hợp trên máy đa dạng. Máy thở có thể hỗ trợ cho các bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng hô hấp do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, trong đó có tổn thương nặng ở phổi.
Việc sử dụng máy thở trong điều trị cần có các thiết bị bổ trợ như khí nén, oxy. Người thực hiện đặt máy thở cho bệnh nhân cần được đào tạo chuyên sâu về các thao tác sử dụng máy thở.
Chính vì sự khác nhau về cấu tạo, cách sử dụng và trình độ người thao tác đặt máy an toàn, máy trợi thở sẽ là thiết bị được sử dụng nhiều hơn cả. Máy có thể sử dụng tại nhà, phòng khám hay các cơ sở y tế khác. Trong khi đó, máy thở thường chỉ dùng ở bệnh viện hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà chuyên nghiệp.
Thời gian sử dụng
Máy trợ thở và máy thở đều có khả năng duy trì hoạt động của thiết bị 24/7 và đảm bảo đáp ứng đúng được các thông số được cài đặt sẵn. Tuy nhiên, máy trợ thở không thay thế được hoàn toàn hoạt động thở của người bệnh. Trong khi đó, máy thở được dùng để thay thế việc thở toàn thời gian của bệnh nhân.
Mức độ an toàn
Máy trợ thở và máy thở đều thực hiện lọc không khí đi vào và đi ra, lọc tất cả các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus. Tuy nhiên, máy trợ thở kết nối với người bệnh thông qua một mặt nạ úp lên mũi, miệng hoặc mặt. Chính thiết kế này khiến thiết bị không đủ kín, virus, vi khuẩn có thể từ trong cơ thể đi ra ngoài môi trường xung quanh.
Chính hiện tượng này khiến những bệnh nhân xung quanh, thậm chí cán bộ y tế cũng có thể nhiễm bệnh. Virus phát tán đến môi trường ngoài gây nên tình trạng lây nhiễm chéo, đặc biệt khi xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19 hoặc loại bệnh tương tự.
Để giảm thiểu tối đa tình trạng lây nhiễm chéo, bệnh nhân khi sử dụng máy thở không xâm lấn cần nằm trong buồng điều trị áp lực âm. Đồng thời, người bệnh, người chăm sóc và cán bộ y tế cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp chống nhiễm khuẩn.
Máy thở nối trực tiếp đặt ống nội khí quản vào đường hô hấp của người bệnh. Mọi luồng khí đi vào, đi ra đều được dẫn qua ống của thiết bị. Chính vì vậy, các tác nhân gây hại khôn thể lan tỏa ra môi trường gây lây nhiễm cộng đồng. Đây cũng là lý do tại sao các chuyên gia ưu tiên sử dụng máy thở cho những bệnh nhân không thể thở bình thường khi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tổng kết
Nội dung bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về máy thở là gì? Máy trợ thở là gì? Sự khác biệt của máy trợ thở và máy thở về phương diện nguyên lý hoạt động, thời gian sử dụng, lượng người dùng và độ an toàn. Khi bệnh nhân đang gặp tình trạng nguy hiểm do vấn đề về hô hấp, sử dụng dịch vụ cho thuê xe cấp cứu quận 5, quận 10, quận 3, quận 1 của Cấp Cứu Vàng để được hỗ trợ chuyển viện nhanh nhất. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đọc có thể hiểu thêm về hai loại thiết bị hỗ trợ hoạt động hô hấp này của con người.