Quy trình thiết kế phần mềm giống như một cẩm nang tuyệt vời giúp lập trình viên tạo ra các sản phẩm hoàn thiện. Các tập đoàn công nghệ lớn hiện nay đều đầu tư vào nghiên cứu quá trình này nhằm hệ thống hóa quy trình lập trình phần mềm nhằm tối ưu chi phí. Hãy cùng Austriagid tìm hiểu quy trình thiết kế phần mềm chuyên nghiệp qua bài viết sau.
Thế nào là quy trình thiết kế phần mềm
Quy trình thiết kế phần mềm là thuật ngữ thường được dùng trong ngành IT. Đây là một tập hợp các bước để thiết kế và lập trình một phần mềm. Quy trình thiết kế phần mềm luôn được nghiên cứu và tối ưu liên tục.
Groove Technology (Software Development Company in Australia) cho biết nếu mang lại một phần mềm chất lượng với mức giá thành tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều quy trình thiết kế phần mềm chuyên nghiệp khác nhau. Tùy theo từng mục đích và yêu cầu, mà mỗi công ty sẽ lựa chọn quy trình thích hợp.
Vì sao quy trình thiết kế phần mềm lại quan trọng đối với doanh nghiệp
Có thể nói, quy trình thiết kế phần mềm chính là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm với mức chi phí thấp nhất. Đối với các sản phẩm đóng gói sẵn sẽ mang đến lợi thế về mặt thời gian, doanh nghiệp sẽ được sử dụng luôn ngay sau khi mua về, còn với các công ty chuyên nghiệp như thiết kế web Thương Hiệu thiết kế Website, https://monamedia.co/ thì phần mềm quản lý nhân viên hoặc phần mềm quản lý trung tâm ngoại ngữ sẽ giúp kiểm soát chất lượng dịch vụ hiệu quả hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ không thể tìm thấy sự toàn diện, sự tối ưu về các chức năng trong đó với nhu cầu hiện tại.
Đặt sản phẩm thiết kế phần mềm hay ứng dụng tuy sẽ tốn thời gian. Vậy, how long to build an app or software? Thời gian để thiết kế một phần mềm chuyên nghiệp đầy đủ tính năng có thể mất từ 3 đến 4 tháng, tuy nhiên nó lại giải quyết được tất cả các vấn đề hay còn gọi là nhược điểm của việc mua sản phẩm phần mềm bán sẵn trên thị trường. Hơn nữa, dùng phần mềm được thiết kế riêng theo đặc thù lĩnh vực của bạn sẽ giúp doanh nghiệp thu về hiệu suất tối đa.
7 bước của quy trình thiết kế phần mềm
Giải pháp, yêu cầu
Bước đầu tiên là làm việc với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó lập lên những bảng yêu cầu chi tiết cũng như đề ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Các yêu cầu và giải pháp này sau đó sẽ được tổng hợp lại thành một bộ tài liệu.
Thiết kế
Trong bước thứ 2 của quy trình thiết kế phần mềm là lên bản thiết kế. Tại bước này, các mô hình tổng quan về phần mềm sẽ được đưa ra. Ngoài ra, các chức năng và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng sẽ được đề cập đến.
Lập trình
Đây là giai đoạn chính trong quy trình thiết kế phần mềm. Tại giai đoạn này, các lập trình viên sẽ tiến hành viết code. Các module và chức năng sẽ tuần tự được viết nên. Rồi sau đó chúng được kết hợp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Kiểm thử
Tại bước kiểm thử, những tester sẽ đánh giá phần mềm để phát hiện lỗi và bug. Các kịch bản kiểm thử (Test Case) cũng sẽ được ứng dụng ở bước này. Đầu ra tại bước này là lỗi và hướng khắc phục cho những lập trình viên hoàn tất sản phẩm cuối cùng.
Triển khai
Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế phần mềm là triển khai sản phẩm. Đây là lúc hoàn tất việc thiết kế và ký biên bản bàn giao phần mềm cho người dùng hoặc triển khai chạy phần mềm đối có những công ty tự phát triển.
Bảo trì
Công đoạn bảo trì phần mềm bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước khi thiết kế phần mềm, nâng cấp tính năng sử dụng và an toàn vận hành của phần mềm, chiếm đến 65%-75% công sức trong chu kỳ sống của ứng dụng. Nhiệm vụ của giai đoạn bảo trì phần mềm là giữ cho phần mềm được cập nhật khi môi trường thay đổi và yêu cầu người dùng thay đổi.
Phát triển thêm tính năng mới
Sau khi hoàn tất thiết kế phần mềm thì trong quá trình đưa vào sử dụng khách hàng sẽ phát sinh thêm một số yêu cầu mới. Điển hình là việc thêm thắt bổ sung và phát triển thêm các tính năng mới. Ở bước cuối cùng này chúng ta sẽ thực hiện điều đó để sản phẩm đến tay khách hàng luôn đảm bảo software for quality assurance!
Các mô hình trong thiết kế phần mềm phổ biến
Có rất nhiều mô hình phát triển phần mềm nhưng trong nội dung bài viết này, công ty lập trình phần mềm Mona sẽ giới thiệu 3 mô hình được ưa chuộng nhất trong thiết kế phần mềm ấy là: Mô hình thác nước, Mô hình chữ V, Mô hình Agile và Scrum.
Mô hình Waterfall (Thác nước)
Mô hình này gồm các giai đoạn xử lý tiếp nối nhau như sau:
- Thu thập yêu cầu (Requirement gathering): Đây là giai đoạn xác định những yêu cầu chức năng và phi chức năng mà hệ thống phần mềm cần có. Kết quả của công đoạn này là bản tài liệu đặc tả yêu cầu. Tài liệu này sẽ là nền móng cho các giai đoạn tiếp theo cho đến cuối dự án.
- Phân tích hệ thống ( System Analysis): Là công đoạn định ra làm thế nào để hệ thống phần mềm đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Giai đoạn này thực hiện việc phân tích, thiết kế hệ thống phần mềm.
- Coding: Là công đoạn thực hiện sản phẩm dựa trên đặc tả yêu cầu và tài liệu thiết kế module.
- Testing: Bộ phận tester sẽ nhận sản phẩm từ developer và thực hiện kiểm thử cho nhóm các thành phần và kiểm thử hệ thống. Khâu kiểm thử cuối cùng sẽ là Kiểm thử chấp nhận, quá trình này còn có sự tham dự của khách hàng.
- Implementation: Triển khai hệ thống phần mềm ra môi trường của khách hàng.
- Operations & Maintenance: Đây là công đoạn cài đặt, cấu hình và hướng dẫn cho khách hàng. Giai đoạn này chỉnh sửa những lỗi của sản phẩm (nếu có) và phát triển những thay đổi mới được khách hàng yêu cầu.
Đặc điểm:
- Thường áp dụng cho những phần mềm có quy mô vừa và nhỏ.
- Các dự án thiết kế có yêu cầu rõ ràng, ít thay đổi.
- Nguồn lực được đào tạo và luôn sẵn sàng.
Ưu điểm: Vì có yêu cầu rõ ràng nên dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ phân công công việc, bố trí nhân lực, giám sát.
Nhược điểm: Trên thực tế cho thấy rằng đến những giai đoạn cuối cùng của dự án mới có khả năng nhận ra các sai sót trong những giai đoạn trước để có thể quay lại sửa chữa và khắc phục.
Mô hình chữ V
- Hoạt động tốt với những dự án có quy mô vừa và nhỏ.
- Dễ dàng quản lý vì mỗi công đoạn có những mục đích và mục tiêu được xác định rõ ràng.
- Toàn bộ quy trình được chia thành 2 nhóm giai đoạn tương ứng nhau là phát triển thiết kế và kiểm thử. Mỗi công đoạn phát triển sẽ tiến hành đồng thời với một quá trình kiểm thử tương ứng. Do đó, những lỗi được phát hiện sớm ngay từ đầu.
Ưu điểm
Ngay khi nhận được tài liệu đặc tả yêu cầu, các tester sẽ review tài liệu này sau đó lên kế hoạch và thực hiện quá trình viết test case. Lỗi được phát hiện từ quá trình này sẽ ít tốn thời gian và chi phí hơn các giai đoạn sau.
Nhược điểm
Trong mô hình chữ V, các yêu cầu được đưa vào thực hiện cùng một lúc do đó rủi ro về thay đổi yêu cầu từ phía khách hàng là rất lớn. Do đó, mô hình này vẫn có thể gặp rắc rối nếu khách hàng thường xuyên thay đổi yêu cầu.
Mô hình Agile
Một quy trình Agile hoàn thiện sẽ chia nhỏ thành các giai đoạn Sprint. Mỗi Sprint này sẽ đóng vai trò như một quy trình thiết kế hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các Sprint chỉ có thời gian ngắn từ một tới bốn tuần. Sau mỗi giai đoạn Sprint, sản phẩm sẽ được triển khai ngay lập tức. Các bước xây dựng, triển khai được lặp đi lặp lại giúp cải tiến sản phẩm liên tục trong suốt quá trình phát triển.
Ưu điểm
Phù hợp với những yêu cầu hay nghiệp vụ hay thay đổi, hoặc hệ thống nghiên cứu do thực hiện theo từng công đoạn ngắn ngày, có thể nhìn thấy những rủi ro hay các điểm chưa yêu thích để thay đổi.
Nhược điểm
- Thiếu sự nhấn mạnh về thiết kế và tài liệu yêu cầu cần thiết
- Quy mô nhân lực thường có giới hạn, sẽ rất khó khăn nếu nguồn nhân lực bắt buộc vượt quá con số này ví dụ trong những cuộc họp trao đổi.
- Yêu cầu nguồn nhân lực phải được trang bị đầy đủ kiến thức và có am hiểu về Agile
Như vậy, trên đây là những kiến thức về các quy trình thiết kế phần mềm chuyên nghiệp phổ biến hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết giúp bạn lựa chọn được quy trình phù hợp với nhu cầu của mình.